THÀNH LẬP ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH

GPKD

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Địa điểm kinh doanh được phép kinh doanh những ngành nghề mà công ty đã đăng ký nhưng không phải tất cả mà chỉ là một nhóm ngành cụ thể mà doanh nghiệp lựa chọn từ ngành nghề kinh doanh của công ty mẹ. Địa điểm kinh doanh là đơn vị hạch toán phụ thuộc. Theo đó những doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vị kinh doanh của mình nhưng không muốn phát sinh các thủ tục kê khai thuế phức tạp như chi nhánh nhưng lại có thể phát sinh được hoạt động kinh doanh (khác với văn phòng đại diện công ty chỉ là nơi giao dịch, giới thiệu sản phẩm) thì nên lựa chọn hình thức thành lập địa điểm kinh doanh.

Một số câu hỏi liên quan đến thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh

Có thể thành lập dịa diểm kinh doanh các tỉnh không?

Có. Nếu trước đây địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp chỉ có thể thành lập trong phạm vi cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh thì hiện nay doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh của công ty hoặc địa điểm kinh doanh của chi nhánh khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Thành lập địa điểm kinh doanh năm 2021 có được miễn thuế môn bài không?

Năm 2021, khi doanh nghiệp hoặc chi nhánh của doanh nghiệp được miễn thuế môn bài thì địa điểm kinh doanh mới thành lập trong năm 2021 cũng sẽ được miễn thuế môn bài theo chi nhánh hoặc doanh nghiệp chủ quản. Trường hợp doanh nghiệp đã hoạt động từ các năm trước nhưng năm 2021 mới thành lập địa điểm kinh doanh thì địa điểm kinh doanh thành lập năm 2021 vẫn phải nộp thuế môn bài.

Công ty được thành lập tối đa bao nhiêu địa điểm kinh doanh?

Không hạn chế số lượng địa điểm kinh doanh được lập cho 01 công ty.

Địa điểm kinh doanh có phải mua chữ ký số riêng không?

Nếu địa điểm kinh doanh không phát sinh hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm kinh doanh thì không cần mua chữ ký số, nếu phát sinh mua bán hàng hóa thì cần mua chữ ký số riêng cho địa điểm kinh doanh.

Địa điểm kinh doanh có phải kê khai thuế hàng quý không?

  • Đối với địa điểm kinh doanh khác tỉnh phát sinh hoạt động kinh doanh: địa điểm kinh doanh sử dụng chung mẫu hóa đơn của đơn vị chủ quản cho từng địa điểm kinh doanh, gửi Thông báo phát hành hóa đơn của từng địa điểm kinh doanh; kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế nơi địa điểm đặt địa chỉ.
  • Trường hợp không phát sinh hoạt động kinh doanh tại địa điểm kinh doanh thì không phải kê khai chỉ cần thực hiện: Đăng ký cam kết không phát sinh hoạt động kinh doanh cho địa điểm kinh doanh khác tỉnh.

Lưu ý khi thành lập địa điểm kinh doanh

  • Mỗi địa điển kinh doanh của doanh nghiệp dù không phát sinh nghĩa vụ kê khai thuế, mở sổ sách kế toán riêng nhưng phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế môn bài là 1.000.000 đồng/năm (khác với văn phòng đại diện công ty không phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế môn bài).
  • Đối với địa điểm kinh doanh có địa chỉ cùng với tỉnh, thành phố với doanh nghiệp hoặc chi nhánh chủ quản thì chỉ phải kê khai và đóng thuế môn bài theo địa chỉ của doanh nghiệp hoặc chi nhánh.
  • Đối với địa điểm kinh doanh không phát sinh hoạt động kinh doanh thì: Đăng ký cam kết không phát sinh hoạt động kinh doanh;
  • Đối với địa điểm kinh doanh phát sinh hoạt động kinh doanh: địa điểm kinh doanh sử dụng chung mẫu hóa đơn của đơn vị chủ quản cho từng địa điểm kinh doanh, gửi Thông báo phát hành hóa đơn của từng địa điểm kinh doanh; kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế nơi địa điểm đặt.

Các bước thành lập địa điểm kinh doanh

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh

Sau khi nhận được thông tin về tên, vị trí đặt, số điện thoại của địa điểm kinh doanh, người đứng đầu địa điểm kinh doanh, Xuân Hiệp sẽ soạn hồ sơ và chuyển cho Quý khách hàng ký tên.

Thành phần hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh

  • Thông báo lập địa điểm kinh doanh.
  • Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh.
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp thành lập địa điểm kinh doanh

Sau khi nhận được hồ sơ có đầy đủ chữ ký của quý khách hàng, Việt An sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp thành lập địa điểm kinh doanh và theo dõi cho tới khi ra được kết quả cho Quý khách.

Kết quả Quý khách hàng nhận được khi thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh tại Công ty Xuân Hiệp

  • Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của địa điểm kinh doanh.
  • Hồ sơ nội bộ để lưu tại văn phòng.

Lưu ý:

  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh thành phố nơi địa điểm thành lập.
  • Tên địa điểm kinh doanh phải phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.

Thủ tục cần làm sau khi thành lập địa điểm kinh doanh

  • Treo biển hiệu tại địa điểm kinh doanh.
  • Địa điểm kinh doanh đóng thuế môn bài là 1.000.000 đồng/năm.
  • Kê khai, báo cáo thuế tại cơ quan thuế quản lý của địa điểm kinh doanh nếu phát sinh hoạt động kinh doanh.

Quý khách hàng có bất kỳ khó khăn, vướng mắc liên quan đến thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh xin vui lòng liên hệ Công Ty chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất!

 

Bài viết liên quan

Coppyright © 2021 Design by HPTVietnam. Xe tải nhỏ chở hàng Dịch vụ xe tải chở hàng Xe tải chở thuê Phần mềm quản lí trang trại IOT kết nối vạn vật