7 ngành nghề kinh doanh thuộc Bộ Tư Pháp
Bộ Tư Pháp là cơ quan Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác xây dựng và thi hành pháp luật.
Bộ tư pháp có những nhiệm vụ sau:
- Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật
- Kiểm soát thủ tục hành chính
- Phổ biến, giáo dục pháp luật
- Quản lý nhà nước về thi hành án dân sự hoặc hành chính, hành chính tư pháp; bổ trợ tư pháp; bồi thường nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án
- Các công tác tư pháp khác trong phạm vi cả nước
- Quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
- Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
Chính vì vậy, sự ra đời của Bộ Tư Pháp giúp nhà nước quản lý tốt hơn các vấn đề về xã hội, kinh tế và đặc biệt là các ngành nghề kinh doanh có điều kiện như:
- Hành nghề luật sư
- Hành nghề công chứng
- Giám định tư pháp trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng, cổ vật, di vật, bản quyền tác giả
- Bán đấu giá tài sản
- Dịch vụ trọng tài thương mại
- Thừa phát lại
- Thanh lý tài sản
Điều kiện kinh doanh của mỗi ngành nghề là khác nhau, cụ thể:
TT |
Tên ngành nghề kinh doanh |
Hình thước kinh doanh |
Điều kiện kinh doanh |
Quy định pháp lý hiện hành |
Cơ quan thực hiện |
1 |
Hành nghề luật sư |
Văn phòng luật sư, Công ty luật |
– Chứng chỉ hành nghề luật sư
– Giấy đăng ký hành nghề luật sư
– Trụ sở văn phòng luật
|
– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư số 20/2012/QH13
– Luật luật sư số 65/2006/QH11
|
– Bộ Tư pháp
– Sở Tư pháp
|
2 |
Hành nghề công chứng |
Phòng công chứng, Văn phòng công chứng |
– Thẻ công chứng viên
– Quyết định thành lập phòng công chứng
– Giấy phép thành lập văn phòng công chứng
|
– Nghị định số 29/2015/NĐ-CP chỉnh phủ
– Luật Công chứng 2006
|
– Bộ Tư pháp
– Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
|
3 |
Giám định tư pháp trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng, cổ vật, di vật, bản quyền tác giả |
Văn phòng giám định tư pháp |
– Quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp
– Quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp
– Giấy đăng ký hoạt động Văn phòng giám định tư pháp
|
– Luật Giám định tư pháp năm 2012
– Nghị định số 85/2013/NĐ-CP của Chính phủ
|
– Bộ, cơ quan ngang Bộ
– Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
– Sở Tư pháp
|
4 |
Bán đấu giá tài sản |
Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản |
– Chứng chỉ hành nghề đấu giá
– Giấy phép thành lập doanh nghiệp bán đấu giá tài sản
|
– Luật đấu giá tài sản 2016
– Nghị định số 17/2010/NĐ-CP của chính phủ
|
– Bộ Tư pháp
– Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
|
5 |
Hoạt động dịch vụ của tổ chức trọng tài thương mại |
|
– Giấy đăng ký hoạt động
– Giấy phép thành lập trung tâm trọng tài thương mại
|
– Luật Trọng tài thương mại số 63/2010/QH12
– Nghị định số 63/2011/NĐ-CP.
|
– Bộ Tư pháp
– Sở Tư pháp
|
6 |
Hành nghề thừa phát lại |
Văn phòng thừa phát lại |
– Chứng chỉ hành nghề thừa phát lại
– Giấy phép thành lập và đăng ký hoạt động văn phòng thừa phát lại
|
– Nghị định số 61/2009/NĐ-CP |
– Bộ Tư pháp |
7 |
Hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã trong quá trình giải quyết phá sản |
– Công ty hợp danh
– Doanh nghiệp tư nhân
|
– Chứng chỉ hành nghề Quản tài viên |
– Luật phá sản 2014
– Nghị định số 22/2015/NĐ-CP
|
– Sở Tư pháp |
Theo cổng thông tin Quốc gia về Đăng ký Doanh nghiệp
Bạn có thể nhận thấy, đối với 7 lĩnh vực ở trên thì để thành lập được một văn phòng hay 1 doanh nghiệp để hoạt động thì phải luôn tuân theo những điều luật cụ thể, có liên hệ chặt chẽ với nhau và phải thi hành theo pháp luật và được thực hiện tại Bộ Tư Pháp, Sở Tư pháp hay các cơ quan có thẩm quyền.
Để được tư vấn chi tiết hơn về các thủ tục pháp lý, hãy liên hệ ngay với chúng tôi.
Với các cá nhân kinh doanh trên những ngành nghề lĩnh vực này muốn mở 1 văn phòng đại diện riêng để hoạt động độc lập thì chi phí bỏ ra để xây dựng một văn phòng làm việc và chi phí duy trì là rất lớn không phải ai cũng có khả năng để chi trả một số tiền lớn khi mà mức thu nhập của ngành nghề này được ví là “Tuy cao mà thấp”.
Ngoài ra, sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp thì sẽ phải đón tiếp thanh tra của cục thuế và sở tư pháp kiểm duyệt chứng nhận địa chỉ hoạt động. Chính vì vậy, công ty cũng cần phải có 1 văn phòng khang trang, lịch sử để thể hiện được “bộ mặt” của công ty.
Hiểu rõ được những nổi lo và khó khăn đó, chúng tôi mang đến cho bạn dịch vụ văn phòng khởi nghiệp giải tỏa tới 90% chi phí và tận hưởng các tiện nghi như phòng tiếp khách, phòng họp, nhân viên lễ tân chuyên nghiệp…