MÃ SỐ MÃ VẠCH

GPKD

Mã số mã vạch

Mã số mã vạch là một giải pháp nhằm tạo thuận lợi và nâng cao năng suất, hiệu quả trong bán hàng và quản lý hàng hóa với một loại mã hiệu đặc biệt. Mã số mã vạch của hàng hoá bao gồm hai phần: mã số của hàng hoá và mã vạch là phần thể hiện mã số bằng vạch để cho máy đọc.

Mỗi loại sản phẩm khác nhau về tính chất, số lượng, bao gói…đều được chọn những mã số vật phẩm khác nhau. Những mã số này sẽ sử dụng lâu dài cùng với sự tồn tại của mặt hàng đó. Những mặt hàng này khi được cải tiến (như thay đổi các thông số về trọng lượng, cách đóng gói…) đều cần được cấp mã mặt hàng mới. Bởi vậy, việc tạo mã số cho hàng hoá phải lưu ý đến tích chất đặc thù mã số của hàng hoá.  Mỗi mã số của một hàng hoá là con số duy nhất đặc trưng cho hàng hoá. Mỗi loại hàng hoá được nhận diện bởi một dãy số và mỗi dãy số chỉ tương ứng với một loại hàng hoá. Bản thân mã số chỉ là một dãy số đại diện cho hàng hoá, không liên quan đến đặc điểm của hàng hoá. Nó không phải là số phân loại hay chất lượng của hàng hoá, trên mã số cũng không có giá cả của hàng hoá. Lợi ích lớn nhất của việc áp dụng mã số mã vạch trong bán hàng đó chính là:

  • Tăng năng suất: nhanh chóng tính tiền, làm hóa đơn phục vụ khách hàng;
  • Tiết kiệm: sử dụng ít nhân lực và tốn ít thời gian trong khâu kiểm kê, tính toán;
  • Chính xác: nhờ mã vạch, người ta phân biệt chính xác các loạl hàng hóa mà có khi bằng mắt thường ta thấy chúng rất giống nhau, tránh nhầm lẫn khi tính giá, phục vụ khách hàng tốt hơn.

Thủ tục đăng ký mã số mã vạch thực hiện như sau

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch gồm:

  • Bản đăng ký mã số mã vạch (theo mẫu);
  • Bảng kê danh mục sản phẩm đăng ký mã số mã vạch;
  • Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ;
  • Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Hộ kinh doanh cá thể.

Số lượng hồ sơ: 02 bộ

Bước 2: Kê khai hồ sơ qua hệ thống cổng thông tin

Doanh nghiệp/Hộ kinh doanh/Người nộp hồ sơ kê khai thông tin và đăng ký tài khoản mã số mã vạch của đơn vị qua Cổng thông tin điện tử http://vnpc.gs1.org.vn/.

Bước 3: Nộp hồ sơ

Sau khi kê khai thông tin tại bước 2, Doanh nghiệp/Hộ kinh doanh/Người nộp hồ sơ thực hiện nộp hồ sơ tại Văn phòng GS1 – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Kèm theo hồ sơ Doanh nghiệp/Hộ kinh doanh/Người nộp hồ sơ cần nộp lệ phí đăng ký và duy trì Mã số mã vạch năm đầu tiên.

Mức nộp lệ phí có thể tham khảo tại bài viết: 

Lệ phí cấp, duy trì mã số mã vạch từ ngày 01/07/2016

Ngày 11/11/2016, Bộ Tài chính ban hành thông tư 232/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cấp mã số mã vạch được áp dụng bắt đầu từ ngày 01/01/2017 thay thế cho thông tư 36/2007/TT-BTC sửa đổi thông tư 88/2002/TT-BTC quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí cấp mã số mã vạch.

Theo quy định tại điều 4 của Thông tư 232/2016/TT-BTC thì từ ngày 01/01/2017 mức thu phí cấp mã số mã vạch như sau:

  1. Mức thu phí cấp và hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch

STT

Phân loại phí

Mức thu
(đồng/mã)

1

Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 (không phân biệt mã số đăng ký sử dụng)

1.000.000

2

Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN)

300.000

3

Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8)

300.000

 

  1. Mức thu phí đăng ký (xác nhận) sử dụng mã số mã vạch nước ngoài

STT

Phân loại

Mức thu

1

Hồ sơ có ít hơn hoặc bằng 50 mã sản phẩm

500.000 đồng/hồ sơ

2

Hồ sơ trên 50 mã sản phẩm

10.000 đồng/mã

 

  1. Mức thu phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm (niên phí)

STT

Phân loại phí

Mức thu
(đồng/năm)

1

Sử dụng mã doanh nghiệp GS1

 

1.1

Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 10 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100 số vật phẩm)

500.000

1.2

Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 9 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 1.000 số vật phẩm)

800.000

1.3

Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 8 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 10.000 số vật phẩm)

1.500.000

1.4

Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 7 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100.000 số vật phẩm)

2.000.000

2

Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN)

200.000

3

Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8)

200.000

Mức thu phí cấp mã số mã vạch được quy định tại thông tư 36/2007/TT-BTC như sau:

STT

Phân loại

Phí đăng ký cấp và hướng dẫn sử dụng

Phí duy trì

1

Sử dụng mã doanh nghiệp

   

a

Sử dụng mã doanh nghiệp 7, 8 chữ số

1.000.000

1.000.000

b

Sử dụng mã doanh nghiệp 9, 10 chữ số

1.000.000

500.000

2

Sử dụng mã GLN (một mã số)

300.000

200.000

3

Sử dụng mã EAN-8 (một mã số)

300.000

200.000

4

Đăng ký sử dụng mã nước ngoài

500.000

 

Cơ quan nộp: Văn phòng GS1 – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Hình thức nộp hồ sơ: Chuyển phát hoặc nộp trực tiếp

Hình thức nộp phí: Chuyển khoản hoặc tiền mặt

Bước 4: Nhận mã số mã vạch theo thông báo tạm thời.

Sau khi Doanh nghiệp/Hộ kinh doanh/Người nộp hồ sơ thực hiện nộp hồ sơ và phí đầy đủ thì Văn phòng GS1 – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ thông báo đến đơn vị mã số mã vạch theo thông báo tạm thời qua hệ thống Cổng thông tin và Email của đơn vị để đơn vị có thông tin mã số mã vạch để thể hiện trên sản phẩm.

Thời hạn xử lý: Trong vòng 5-7 ngày làm việc.

Bước 5: Kê khai thông tin sản phẩm

Doanh nghiệp/Hộ kinh doanh/Người nộp hồ sơ cần thực hiện thủ tục kê khai thông tin sản phẩm trên tài khoản của đơn vị trên Cổng thông tin điện tử http://vnpc.gs1.org.vn/.

Lưu ý: Hệ thống có thể tự động tạo mã số mã vạch cho sản phẩm sau khi doanh nghiệp thực hiện điền đầy đủ thông tin.

Mã số mã vạch của sản phẩm sau khi điền đầy đủ thông tin cần được phát hành và công bố trên hệ thống.

Bước 6: Nhận Giấy chứng nhận mã số mã vạch.

Sau khoảng 1 tháng kể từ ngày được cấp mã số mã vạch theo thông báo tạm thời và sau khi thực hiện đầy đủ bước 5, Doanh nghiệp/Hộ kinh doanh/Người nộp hồ sơ đến Văn phòng GS1 – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để nhận bản gốc Giấy chứng nhận mã số mã vạch.

Dịch vụ của chúng tôi trong lĩnh vực tư vấn đăng ký mã số mã vạch

  • Tư vấn các qui định của pháp luật liên quan đến hoạt động đăng ký và sử dụng mã số mã vạch;
  • Tư vấn tính hiệu quả trong việc sử dụng mã số mã vạch;
  • Soạn thảo hồ sơ, đại diện cho khách hàng thực hiện việc đăng ký mã doanh nghiệp tại GS1 Việt Nam;
  • Hướng dẫn khách hàng cách tạo và quản lý mã mặt hàng để quản lý hàng hoá của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất.
Bài viết liên quan

Coppyright © 2021 Design by HPTVietnam. Xe tải nhỏ chở hàng Dịch vụ xe tải chở hàng Xe tải chở thuê Phần mềm quản lí trang trại IOT kết nối vạn vật